Mục Lục
Nuôi gà chậm lớn là nỗi lo của mọi kê sư, nhất là những chiến kê ở giai đoạn trưởng thành. Nếu gà bước vào giai đoạn 7 – 9 tháng tuổi mà vẫn còi cọc, chậm lớn thì sẽ không ra trường được. Như bạn đã biết, khi tham gia đá gà trực tiếp hay đá gà Campuchia, chiến kê sẽ được cân ký trước rồi phân hạng thi đấu. Nếu hạng cân quá thấp thì sẽ không ra trường được mặc dù đủ tuổi. Trong một đàn gà chiến bạn nuôi có một vài con chậm lớn, gà nuôi bị gầy, hay gà ăn nhiều nhưng vẫn gầy,… thì có thể do các nguyên nhân dưới đây.
Nguyên nhân nuôi gà chậm lớn
Có rất nhiều nguyên nhân khiến gà nuôi bị gầy, chậm lớn,… trong số đó phổ biến nhất là:

Bị giun sán
Trong đường ruột của gà có giun sán sẽ là nguyên nhân khiến gà còi cọc, chậm lớn. Giun sán không chỉ làm chậm khả năng tiêu hóa mà còn gây tắt nghẽn đường ruột, thức ăn ăn vào không được nuôi cơ thể mà bị giun sán hấp thụ hết.
Do ấp nở không đúng cách
Quá trình ấp nở cũng quyết định thể trạng của gà chiến rất nhiều trong giai đoạn trưởng thành. Nếu anh em muốn sở hữu những chiến kê khỏe mạnh, thì đừng ấp nhân tạo, thay vào đó hãy để gà mẹ tự thực hiện việc đó.
Ấp nhân tạo, không đúng cách, nhiệt độ úm không phù hợp,… tất cả đều có thể là nguyên nhân khiến nuôi gà chậm lớn.
Gà mắc bệnh mãn tính
Gà đá mắc bệnh mãn tính cũng là nguyên nhân khiến chúng khó phát triển, nguyên nhân chính là do chúng không hấp thụ thức ăn tốt như những con khác nên mới gầy gộc.
Nuôi gà chậm lớn sau khi đi trường về
Nếu như gà bạn có dấu hiệu chậm lớn, bị gầy dù trước đó rất bình thường thì có thể nguyên nhân là do chiến kê bị thương trong quá trình đi trường về. Dù vết thương đã được xử lý ổn thỏa nhưng trong một số trường hợp nó như “vết sẹo” khiến gà không thể hấp thụ thức ăn tốt hay nhanh nhạy như trước.
Lượng gà lớn nhưng diện tích nuôi hẹp
Diện tích nuôi gà quyết định sức khỏe và hình thể của chiến kê rất nhiều. Kê sư nào may mắn sở hữu không gian nuôi rộng rãi thì không nói, nhiều người nuôi gà số lượng lớn nhưng trong diện tích chậc hẹp khiến gà không phát triển hết được.
Cách khắc phục
Dùng thuốc đặc trị tẩy giun cho gà. Đọc hướng dẫn chỉ định mà canh liều lượng cho đúng để gà nhanh khỏi.
Người nuôi nên điều chỉnh nhiệt độ ấp thích hợp. Quan sát quá trình ấp để tăng giảm nhiệt độ kịp thời.
Người nuôi nên chọn mật độ nuôi vừa phải. Máng ăn nên bố trí chia đều rải rác để con gà nào cũng được ăn thoải mái. Bố trí chuồng trại rộng lớn vừa với mật độ nuôi để gà có không gian phát triển.

Cần bố trí chuồng trại phù hợp với số lượng con nuôi, hoặc giảm số lượng lại để đảm bảo cho gà đủ không gian sống. Nên nuôi số lượng con vừa phải để đảm bảo có thể quan sát và kịp thời phát hiện bệnh của gà trong quá trình nuôi.
Nếu nguyên nhân là do ấp nở thì những gà chiến đó coi như bỏ, bạn chỉ có thể cố gắng những lần sau không gặp phải tình trạng này. Còn nếu muốn nuôi thì cứ cố gắng cho chúng ăn cám công nghiệp để tăng cân trước xem sao.
Gà mắc bệnh mãn tính thì phải tìm hiểu rõ bệnh rồi sử dụng thuốc tương ứng.
Đối với trường hợp gà bị gầy gộc, chậm lớn sau khi đi trường về thì nên tách ra chăm sóc riêng. Bổ sung nhiều vitamin, mồi và khoáng chất. Trong giai đoạn này cũng hạn chế tập luyện.
Nếu do vấn đề diện tích thì bạn nên cố gắng sắp xếp lại nơi nuôi, làm cho mỗi chiến kê một chuồng riêng. Tận dụng có diện tích dưới đất lẫn tường.
Kết luận chung
Trên đây là một vài ý kiến giúp người chăn nuôi hiểu rõ hơn những vấn đề dẫn tới gà chậm lớn. Người nuôi nên trang bị những kiến thức cần thiết; để sớm khắc phục hoặc có biện pháp phòng tránh ngay từ đầu sẽ đảm bảo chăn nuôi đạt hiệu quả cao hơn. Chúc các bạn chăn nuôi thành công. Nhớ lưu lại những kiến thức này của gà đá thomo các bạn nhé