Mục Lục
Gà rừng là loại gia cầm có giá trị về kinh tế cao và cũng mang tính thẩm mỹ cao. Người ta thường nuôi gà rừng để làm cảnh hoặc là nuôi với số lượng lớn để kinh doanh lấy thịt. Hãy cùng theo dõi nội dung của gadathomo trong bài viết sau đây để biết cách thuần gà rừng bạn nhé!
Đặc điểm của gà rừng Việt Nam
Với tên khoa học là Gallus gallus jabouillei. Chúng là một trong những loài gà thuộc họ gà rừng lông đỏ Gallus gallus. Tại Việt Nam thì chúng được gọi với tên tên đơn giản hơn đó là gà rừng hay gà rừng tai trắng. Chúng thường được con người săn bắt để lấy thịt chủ yếu.

Đặc điểm nhận dạng
Gà rừng Việt Nam thuộc loài chim. Chúng có trọng lượng trung bình khoảng từ 1-1,5kg. Sải cánh dài từ 200-300mm. Chúng ta có thể nhận diện được chúng thông qua một số đặc điểm nổi bật sau:
– Gà mái và trống sẽ có một số đặc điểm khác nhau một chút. Đối với gà trống thì phần lông đầu và lông cổ sẽ có màu đỏ da cam. Phần lưng và cánh của gà trống se có màu đỏ sẫm. Còn gà mái thì chúng sẽ có kích thước trọng lượng cơ thể nhỏ hơn. Toàn thân chung sẽ có màu nâu xỉn.
– Mắt màu vàng cam hoặc là màu nâu.
– Mỏ có màu xám chỉ hoặc là nâu sừng, thịt màu đỏ.
– Phần xương chân thon, nhỏ, màu xám nhạt, chân chỉ, cựa nhọn và dài.
– Một trong những điểm nổi bật mà có thể nhận biết được đó chính là đôi tai màu trắng phau. Vì vậy chúng mới có tên gọi là gà rừng tai trắng nhờ đặc điểm này.

So với gà ta thì lông gà rừng có màu sắc sặc sỡ và thu hút hơn rất nhiều. Dáng dấp của chúng nhanh nhẹ và thon gọn. Chân có màu đen, tích trắng, mồng lá nhỏ. Chính vì vẻ đẹp này nên rất nhiều người đam mê gà, đá gà yêu thích.
Tập tính sinh sống của gà rừng
Môi trường sống để chúng có thể phát triển thích hợp nhất chính là rừng thứ sinh. Nơi gần nương rẫy hoặc là rừng gỗ pha với cây nứa, giang,… Tuy nhiên bạn có thể bắt gặp chúng xuất hiện ở bất cứ khu rừng nào.
Đây là giống gà tuy nhút nhát nhưng lại rất tinh khôn. Chỉ cần nghe tiếng động lạ nhỏ thôi là lập tức chúng tránh xa. Nhạy bén trong việc phát hiện vị trí đặt bẫy. Chúng thường sống thành đàn với nhau. Mục đích và bảo vệ và che chở có nhau.
Thời điểm mà chúng hoạt động mạnh nhất là vào khoảng thời gian sáng sớm và xế chiều. Nơi ngủ của chúng vào buổi tối sẽ là những cây có độ cao từ 5m trở xuống và có tán lớn để dễ ngủ. Những nơi như bụi rậm, có nhiều cành cây đỗ ngang cũng chính là nơi yêu thích của chúng để ngủ. Vì vậy mà các tay săn khó có thể tìm được tổ của gà rừng.
Thức ăn cho gà rừng
Thức ăn của gà rừng rất đa dạng, chúng có thể ăn mọi loại ngũ cốc và côn trùng.
Đối với Gà rừng nuôi thả thì gà con cho ăn tấm gạo, cám, rau xanh băm nhỏ, ít mồi tươi băm nhỏ, có thể cho ăn côn trùng vì thức ăn tự nhiên này giúp gà con mau lớn và chống lại các dịch bệnh ở gà. Sau vài tháng nuôi có thể cho ăn các loại ngũ cốc thóc gạo tùy ý.
Lúc Gà mái thay lông hay ấp trứng cần bổ sung canxi và các chất dinh dưỡng bằng bột vỏ ốc, vỏ sò, vỏ trứng xay nhuyễn hoặc mồi (thịt) tươi giúp gà đủ chất không gầy mòn.
Đối với gà trống, lúc thay lông nên cho Gà ăn thật nhiều mồi tươi vì lúc này gò trống rất mất sức, thức ăn tốt nhất là thịt heo mỡ nhiều nạc ít, mỗi ngày cho ăn 3 miếng bằng ngón tay út. Không nên cho Gà ăn nhiều, không tốt cho hệ tiêu hóa của nó. Không nên cho Gà ăn thức ăn có nhiều bột mỳ hoặc cám tổng hợp vì Gà sẽ rất giòn lông, dễ gãy.
Cách thuần dưỡng gà rừng Việt Nam
Đối với việc thuần dưỡng, nuôi gà rừng để làm cảnh thì gà chỉ được nuôi bằng các loại thức ăn tự nhiên như cỏ, côn trùng và thóc. Trong khi gà dùng để nuôi lấy thịt, có thể sử dụng thực ăn công nghiệp như cám gạo, ngô xay hoặc một số loại thức ăn tổng hợp khác.
Sau khi thuần dưỡng gà rừng Việt Nam thì gà nuôi để nhân giống hoặc làm cảnh thì người nuôi thường ghép cặp 2 gà mái và một gà trống để làm tăng độ thuần. Còn với gà nuôi để lấy thịt thì có thể được ghép 10 – 12 gà mái với.

Mô hình nuôi gà rừng hiện nay đang được rất nhiều người ưa chuộng vì giá bán ngoài thị trường đối với 1 con gà rừng cao hơn rất nhiều so với gà nhà.
Mức độ thuần của gà rừng đỏ có thể được dựa trên màu sắc chân, số lông đuôi và chiều dài thân mình. Gà rừng Việt Nam thuần chủng thường có thân hình thanh hơn, mào nhỏ và lông đuôi thưa. Ngược lại, đối với gà lai thì có đuôi lớn hơn, thân hình to hơn.
Để có thể tránh cho gà rừng Việt Nam thoát khỏi nguy cơ tuyệt chủng thì ngoài việc cấm săn bắt các cá thể gà rừng thì chúng ta có thể thuần dưỡng để nhân giống các cá thể này. Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp mọi người hiểu hơn về các loài động vật hoang dã.
Nuôi gà rừng được ấp từ trứng
ban sơ lúc gà còn nhỏ thì người nuôi cho ăn cùng lúc ngồi xem. Mục đích là để chúng quen dần có sự với mặt của con người. khi được 5 tuần tuổi thì với thể tự cho đi kiếm ăn. ngoài ra khi cho ăn thì cũng nên gọi về để chúng ăn quanh đó bạn.
Kết luận
Cách thuần gà rừng và nuôi gà rừng mới bẫy về không hề khó. Chỉ cần bạn kiên nhẫn bỏ chút thời gian để hiểu đặc tính của chúng là sẽ thằng công ngay thôi. Gadathomo chúc bạn sớm thuần hoá được gà rừng nhé