Mục Lục
Làm chuồng gà đẻ trứng, nhìn chung không quá khác biệt so với các chuồng khác, điểm duy nhất khác biệt là chúng ta cần phải cân đối diện tích sao cho gà mái có thể thoải mái đẻ nhất mà không cảm thấy ngột ngạt. So với các hình thức nuôi gà trong chuồng khác, thì nuôi chuồng gà đẻ trứng sẽ ít chiếm diện tích hơn. Cũng chính vì như vậy, nên các mẫu xây dựng chuồng gà đẻ trứng thường rất đơn giản, không yêu cầu tay nghề cao, cũng như cần phải thiết kế sao cho quá rộng rãi. Để hiểu rõ hơn về các cách làm chuồng gà đẻ trứng đúng chuẩn, hãy cùng với Gà đá thomo đọc qua bài viết sau.
Yêu cầu của chuồng gà đẻ trứng
Một số quan niệm của người xưa cho rằng, khi thiết kế chuồng gà đẻ trứng cần phải tỉ mỉ, chú trọng các tiêu chí sau để có thể thuận tiện trong quá trình nuôi gà chẳng hạn như là: dễ thu hoạch trứng gà, dễ dàng vệ sinh chuồng trại, cũng như thuận tiện chăm sóc, dễ tháo lắp chuồng trại và chuồng trại phải thông thoáng mát mẻ, không ứ động nước.
Dễ thu hoạch trứng
Đó là điểm đầu tiên cần phải chú ý khi thiết kế chuồng gà đẻ trứng, người thiết kế chuồng gà phải làm sao để có thể thuận tiện trong việc thu hoạch trứng, tiết kiệm thời gian mà lại không chiếm quá nhiều diện tích. Đặc biệt là khoảng cách giữa 2 con gà mái, nên có một khoảng cách nhất định, tránh trường hợp các con gà mái khác mổ trúng trứng gà con, làm hỏng trứng.

Dễ dàng cho gà ăn và vệ sinh chuồng trại
Thiết kế máng ăn dành cho gà, hoặc vị trí làm sao để thuận tiện cho gà mái ăn nhất mà không tốn quá nhiều công sức để cho ăn. Việc thuận tiện cho gà ăn, sẽ giúp bạn có thêm thời gian trống để quan sát đàn gà mái, phòng ngừa các dấu hiệu bất thường xảy ra.

Chuồng trại phải thật sự sạch sẽ, thoáng mát. Chúng ta nên dọn dẹp định kỳ cho chuồng gà, để tẩy các chất thải của gà. Khu vực xung quanh chuồng trại phải khô ráo, không đọng nước, tránh tình trạng gây ẩm mốc, dễ gây ra mầm bệnh.
Dể tháo lắp
Trong quy mô làm chuồng gà, chúng ta cần phải lưu ý đến quá trình dễ tháo lắp chuồng gà, để liên tục thay thế các bộ phận trong chuồng đã củ kỹ, rỉ sét hoặc đổi mới chuồng gà trở nên tốt hơn. Việc dễ tháo lắp sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian, công sức và chi phí bỏ ra.
Thông thoáng mát mẻ
Những chuồng gà đẻ trứng luôn phải đảm bảo về mặt thông thoáng không khí xung quanh chuồng. Việc rải sàn một lớp trấu có độ dài 15-30 cm sẽ giúp gà không bị cảm lạnh khi đứng trên sàn. Ngoài ra, lớp trấu có tác dụng làm khô phần chất thải gà, thuận tiện trong việc dọn dẹp sạch sẽ chuồng gà.
Cách làm chuồng gà đẻ trứng đúng kỹ thuật
Gà Chọi Việt sẽ giới thiệu với anh em một số loại chuồng gà được áp dụng cho gà đẻ trứng. Hiện nay đang được ưa chuộng trong việc chăm sóc và áp dụng vào thực thế.
Chuồng gà đẻ trứng thô sơ
Chúng ta hoàn toàn có thể tận dụng sẵn những nguồn nguyên liệu có tại quanh vườn để thiết kế một chuồng gà đẻ trứng thô sơ. Sao cho chuồng gà có thể thỏa điều kiện nuôi nhốt gà, và phù hợp với những tiêu chí đã đề cập ở trên.

Yêu cầu duy nhất của chuồng gà này là kín đáo, không quá thông thoáng. Song song với điều đó, chuồng gà có thể che nắng, che mưa đồng thời thuận lợi trong việc đẻ trứng và ấp trứng. Đây là phương pháp làm chuồng gà đẻ trứng, không quá phức tạp, không yêu cầu quá nhiều kỹ năng tay nghề, và dễ dàng thực hiện.
Mẫu chuồng gà đẻ trứng 4 mái kiên kiên cố và bán kiên cố
Chuồng được xây dựng bằng khung thép hoặc tre, mái lợp tôn hoặc fibro xi măng. Hai đầu hồі xây bằng gạсh. Mặt trước và sau che bằng lưới sắt hoặc đan tre nứa. Kiểu chuồng này có 2 tầng mái ở nóc để tạo sự thông thoáng khí trong chuồng nuôi. Hai đầu hồi có lỗ to nhằm thoát hơi nóng bốc lên từ mặt đất vào mùa hè, giúp không gіan gà ở được mát mẻ.
Đây là kiểu chuồng thông thoáng tự nhiên, hầu hết được sử dụng ở các cơ sở kinh doanh gà đẻ trứng.
Mẫu chuồng gà đẻ trứng bán kiên cố 2 mái
Vật liệu xây dựng là tre, gỗ, cành cây, luồng, nứa, có độ cao 2 mái bằng nhau hоặc lêch nhau. Kích thước tùу ý nhưng tối thiểu phải đạt chiều cao máі trước 2m, mái sau l,5m. Mái được lau bằng lá cọ, lá mía, xung quanh che сhắn bằng nứa, tre hoặc lưới sắt. Mặt trước và sau cần che chăn bằng rèm bạt để tránh mưa gió. Những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, không có quy mô lớn thường sử dụng kiểu chυồng này vì tіết kiệm được chi phí vật lіệu xâу dựng chuồng.